Không gian văn hóa dự án Hội An d’Or được thiết kế bới kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào với sự cố vấn của nhà thơ Nguyễn Duy và nhà báo Nguyễn Trọng Chức, lấy cảm hứng từ bài hát “Để gió cuốn đi” và “Nối vòng tay lớn” với hình tượng tà áo dài Việt Nam cùng 3 chiếc nón lá tượng trưng cho 3 miền Bắc Trung Nam gắn kết.

Không gian văn hóa dự án – nơi đây chính là điểm kết nối các giá trị trường tồn của mảnh đất Hội An, để thế hệ sau có thể tiếp nối và phát huy tinh hoa di sản dân tộc. Nơi bạn có thể để tâm hồn mình được bay bổng trong những bài hát thắm đượm tình đời của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, được thấy lòng bình yên khi ghé thăm không gian gốm Chu Đậu mộc mạc, trữ tình hay còn khơi dậy niềm tự hào bất tận trong không gian lưu giữ ký ức của miền đất huyền thoại Hội An xưa & nay.

Không gian trưng bày kỷ vật của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Tại đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng những hình ảnh về cuộc đời và hoạt động nghệ thuật của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn do nhiếp ảnh gia Dương Minh Long lần đầu tiên cung cấp, hiến tặng cho dự án. Bên cạnh đó, tại đây bạn cũng sẽ được nhìn thấy những kỷ vật đời thường của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn do chính gia đình nhạc sĩ tặng dự án để bảo lưu và giới thiệu đến bạn bè khắp thế giới.

26 năm trôi qua, 27 lần chuyển nhà, nhưng chưa bao giờ Dương Minh Long rời xa chiếc va ly chứa 1.000 kỷ vật của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đối với anh, chúng là vật bất ly thân, chết cũng phải mang theo (!). Nhưng mới đây anh đã quyết trao lại kho báu này cho Không gian Văn hóa Trịnh Công Sơn sắp mở tại Hội An.

Theo tienphong.vn

Khu vực trưng bày gốm Chu Đậu

Gốm Chu Đậu là dòng gốm độc đáo hình thành và phát triển từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVIII, đạt đến đỉnh cao ở thế kỷ XV, ở làng Chu Đậu và làng Mỹ Xá, thuộc các xã Thái Tân và Minh Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Gốm Chu Đậu được làm hoàn toàn thủ công từ loại đất sét trắng được khai thác ở một nơi đặc biệt của vùng Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Đó là trầm tích được lắng đọng qua hàng ngàn năm ở nơi giao nhau giữa 6 con sông (Lục đầu giang). Hoa văn trên gốm Chu Đậu thường phản ánh đời sống nông thôn Việt Nam và được vẽ bằng men màu, khác với hoa văn trên gốm thời Lý-Trần chịu ảnh hưởng bởi triết lý Phật giáo và được khắc chìm hay đắp nổi. Đáy đồ gốm thời Lý thường để trơ đất mộc, đáy đồ gốm Chu Đậu thường được vẽ một lớp men nâu, đậm màu, có khi vẫn còn nguyên dấu bút. Lớp men nâu này để bảo vệ đáy chén đĩa. Đây cũng là những đặc điểm phân biệt đồ gốm Việt Nam và đồ gốm Trung Quốc.

Khu vực trưng bày hình ảnh về Hội An xưa & nay

Trong lịch sử, Hội An từng là một thương cảng vàng son mang tầm quốc tế, nơi mà các thương nhân nhiều nước trên thế giới đều biết đến với những tên gọi khác nhau như Hải Phố, Faifo, Hội An,… Cũng trong thời kỳ đó nhiều thương nhân từ các nước như Trung Hoa, Nhật Bản, Hà Lan, Pháp, Bồ Đào Nha… đã đến Hội An để giao thương buôn bán.

Cùng với cư dân Hội An bản địa thương nhân các nước đã tạo dựng không ít các công trình kiến trúc từ nhà cửa đến đền đài, miếu mạo. Bên cạnh đó, họ còn để lại một di sản văn hóa phi vật thể hết sức phong phú, đa dạng đó là những phong tục – tập quán; lễ lệ – lễ hội; các loại hình sinh hoạt vui chơi giải trí; các loại hình văn hóa văn nghệ dân gian; các làng nghề truyền thống và quan trọng hơn là người Hội An với những đặc trưng về tính cách vừa riêng – vừa chung, vừa bình dị – vừa tương đồng… Tất cả những giá trị quý giá đó được lưu giữ lại qua nhiều dạng “tư liệu”, trong đó ảnh xưa là một trong những dạng tư liệu khá quan trọng.

Khu vực trưng bày nhạc cụ của 54 dân tộc Việt Nam

Tại dự án Hội An d’Or, với không gian trưng bày về nhạc cụ truyền thống các dân tộc cho thấy một bức tranh phong phú về nhạc cụ các dân tộc. Du khách đến với dự án còn được thưởng thức các tiết mục biểu diễn độc đáo của các nghệ nhân, nghệ sĩ khắp mọi miền đất nước. Ở đây có nhiều hiện vật thông dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân.

Ảnh minh họa

Xem thêm: Dự án Hội An d’Or – Thương cảng vàng son liền kề phố hội

Error: Contact form not found.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *