Shophouse đang là xu hướng đầu tư hấp dẫn trên thị trường bất động sản. Tuy nhiên nhiều người lại nhầm lẫn shophouse và nhà liền kề – loại hình có một số điểm tương đồng với shophouse.

1. Shophouse là gì? Ưu, nhược điểm

Shophouse là loại nhà ở liền kề, được xây dựng ở các trục đường phố, khu vực thương mại, dịch vụ theo quy hoạch được duyệt. Shophouse còn được gọi là nhà phố thương mại. Hiểu một cách đơn giản shophouse là hình thức căn hộ kết hợp với cửa hàng thương mại. Mặc dù loại hình shophouse chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam cách đây không lâu nhưng chúng lại nhận được sự quan tâm lớn của giới đầu tư và người tiêu dùng.

1/Ưu điểm của Shophouse:

– Ưu điểm1: của shophouse

Ưu điểm lớn nhất của shophouse là tích hợp được 2 chức năng: vừa để ở, vừa để kinh doanh. Thay vì phải mất tiền thuê mặt bằng kinh doanh, vừa phải mất tiền thuê/mua nhà thì chỉ cần shophouse, mua 1 được 2.

Hầu hết các căn shophouse đều có thiết kế đẹp, đáp ứng được nhu cầu ở, kinh doanh hoặc cho thuê kinh doanh. Shophouse được xây dựng từ 2 tầng trở lên, tầng trệt được thiết kế để kinh doanh, từ tầng 2 trở lên được thiết kế phục vụ sinh hoạt gia đình.

– Ưu điểm 2: Shophouse luôn có vị trí đắc địa

Chính bởi mục đích của shophouse là vừa kinh doanh, vừa ở nên chủ đầu tư luôn ưu tiên cho shophouse vị trí đẹp. Tại đây có giao thông thuận tiện, mặt đường đông đúc. Vị trí của shophouse có thể đặt ở trục đường lớn hoặc đặt ngay dưới chân các tòa nhà sang trọng.

– Ưu điểm 3: Tính thanh khoản cao

Trong các chung cư hay khu dân cư hiện nay thì số lượng shophouse khá ít, thậm chí chỉ có một vài dự án hiện nay có shophouse. Theo một thống kê gần đây thì số lượng nhà phố thương mại chỉ chiếm khoảng 2-3% trên tổng số lượng căn hộ, đối với các dự án lớn hơn như khu đô thị thì số lượng shophouse chiếm khoảng 5%. Cũng chính nhờ số lượng hạn chế nên shophouse có tính thanh khoản cao. Các nhà đầu tư dễ dàng mua đi bán lại hoặc đầu tư cho thuê để kinh doanh và nhanh chóng.

2/ Nhược điểm của shophouse

Với nhiều ưu điểm vượt trội, shophouse đang nhận được sự quan tâm lớn từ phía nhà đầu tư. Tuy nhiên, loại hình này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm:

– Giá thành cao

Vì có vị trí đắc địa nhất trong các chung cư cùng với số lượng ít ỏi trong khi nhu cầu mua sắm ngày càng tăng đã đẩy giá bán của shophouse cao hơn so với các căn hộ cùng tòa nhà.

– Phụ thuộc vào cộng đồng dân cư

Một yếu tố quan trọng nhất để shophouse có thể kinh doanh thành công chính là cộng đồng dân cư sinh sống. Các shophouse tọa lạc tại các dự án đông dân cư sinh sống thì sẽ mang lại khả năng sinh lợi cao.

Nếu dự án của chủ đầu tư có được vị trí tốt, không chỉ có sức hấp dẫn với cư dân sống tại dự án mà còn thu hút nhiều khách hàng bên ngoài, thì việc kinh doanh của bạn sẽ thành công hơn. Ngược lại, nếu khu dân cư thưa thớt và chưa hình thành thì việc kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, trước khi đầu tư vào shophouse, ngoài chất lượng, dịch vụ thì các nhà đầu tư cũng cần tìm hiểu về cộng đồng dân cư tại dự án mà mình sắp mua.

– Thời gian sở hữu ngắn

Thường thì một căn shophouse sẽ được cấp sổ đỏ. Tuy vậy, hiện nay sổ đỏ bị giới hạn trong vòng 50, 70 năm theo chính sách của từng địa phương cấp phép kinh doanh.

2. Nhà/Biệt thự liền kề là gì? Ưu nhược điểm

Biệt thự liền kề là những ngôi nhà, những căn biệt thự được xây dựng liền kề nhau, và có thiết kế giống nhau về mặt kiến trúc. Thông thường nhà liền kề chỉ có 2 mặt thoáng gồm mặt trước và mặt sau nhà, hai mặt còn lại giáp với ngôi nhà bên cạnh. Trong nhiều trường hợp, những căn biệt thự liền kề chỉ có một mặt thoáng phía trước.

So với những loại hình nhà ở khác như đơn lập hay biệt thự song lập hoặc nhà vườn, biệt thự liền kề có diện tích lô đất nhỏ hơn. Và nó cũng thường được xây dựng tại các khu đô thị lớn, được quy hoạch giống nhau về mặt kiến trúc. Xét về thiết kế, những căn biệt thự liền kề thường được xây dựng từ 2 đến 4 tầng, trong đó 3 tầng 1 tum hoặc 2 tầng 1 tum là những loại hình phổ biến nhất.

1/ Ưu điểm của biệt thự liền kề

Biệt thự liền kề có thời gian xây dựng nhanh, chi phí xây dựng thấp, và được thiết kế đồng bộ đẹp mắt, sang trọng theo quy hoạch của chủ đầu tư. Và cũng chính bởi được thiết kế giống nhau về mặt kiến trúc, nên tổng thể của toàn khu sẽ mang một vẻ đẹp hài hòa đồng nhất. Ngoài ra, do thường nằm tại các khu đô thị lớn, nên chủ nhân của những căn liền kề sẽ được yên tâm về mặt an ninh, được sống gần các tiện ích chung của khu đô thị.

2/ Nhược điểm của nhà/biệt thự liền kề

Nhà được xây dựng sẵn theo thiết kế của chủ đầu tư. Do đó chủ nhân của nó không thể thay đổi thiết kế được, do đó sẽ thiếu đi tính cá thể, không thể hiện được phong cách riêng của gia chủ. Ngoài ra, hầu hết những căn biệt thự liền kề đều có diện tích vừa phải. Vì vậy với những gia đình cần có một tổ ấm rộng rãi hơn, thì buộc phải chọn sang các loại hình khác như đơn lập, song lập, tứ lập.

3. Phân biệt Shophouse và nhà liền kề

1/ Điểm giống nhau

Điểm tương đồng lớn nhất của nhà liền kề và shophouse là đều là mẫu căn hộ nhà mới, và có sự giống nhau trong thiết kế. Cả hai đều là những dãy nhà liền kề, tức là những căn nhà xây dựng sát nhau, liên tiếp, không có khoảng trống hay sân vườn ngăn cách nhà – nhà.

Tất nhiên trong thiết kế cũng không phải giống nhau hoàn toàn 100%. Nếu như các căn liền kề được tối ưu cho một không gian sinh hoạt gia đình tiện nghi thì shophouse lại được cân bằng giữa không gian buôn bán và sinh hoạt riêng.

2/ Sự khác biệt

Shophouse chú trọng đến công năng ngôi nhà là kết hợp giữa an cư và kinh doanh, trong khi đó nhà liền kề chỉ thiết kế phục vụ việc sinh hoạt gia đình.

Vì kết hợp giữa kinh doanh và làm nhà ở nên mặt bằng dưới tầng 1 của shophouse thường được tối ưu hơn, không gian sử dụng nhiều hơn. Nơi ở thường được thiết kế từ tầng 2 trở lên. Mật độ xây dựng thường là 100%.

Shophouse thường nằm trong một khu đô thị có quy hoạch hoàn chỉnh và tiếp giáp với tuyến đường nội bộ của khu đô thị, được quy hoạch cứng không thể điều chỉnh cũng không thể thay đổi cấu trúc. Nhà mặt phố thì khác, nhà đầu tư có thể xin cấp phép để thay đổi cấu trúc cũng như xây dựng lại một cách độc lập mà không ảnh hưởng đến cấu trúc, quy hoạch của những ngôi nhà kế bên. Điều này làm cho nhà liền kề có thể dễ dàng điều chỉnh công năng sử dụng cao hơn shophouse như trở thành trụ sở văn phòng, cơ sở đào tạo, kể cả kinh doanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *