Nếu trong việc kinh doanh bán lẻ, yếu tố quan trọng nhất là vị trí, vị trí và vị trí thì với đầu tư shophouse cũng không phải ngoại lệ. Shophouse hay còn gọi là nhà phố thương mại, là loại công trình kết hợp giữa nhà ở và cửa hàng kinh doanh thương mại. Shophouse được xây dựng liền kề dọc theo tuyến đường, tuyến phố hoặc nằm tại những vị trí đẹp của 1 tòa nhà căn hộ.
Shophouse là gì?
Shophouse được Việt hóa với cái tên là nhà phố thương mại, là loại công trình kết hợp giữa nhà ở và cửa hàng kinh doanh thương mại, thường nằm tại tầng 1,2 của các tòa nhà căn hộ, chung cư hoặc mặt tiền đường chính của những khu đô thị mới.
Tại Việt Nam, shophouse được chia thành 2 loại hình cơ bản gồm shophouse chân đế (nằm tại tầng trệt của các tòa căn hộ cao tầng) và shophouse thấp tầng liền kề.
– Shophouse chân đế là loại căn hộ được thiết kế tại tầng đế các tòa chung cư, thường có quy mô 1 đến 2 tầng, có thời hạn sử dụng trong vòng 50 năm.
– Shophouse thấp tầng liền kề thường được xây dựng ở các trục đường chính, khu vực thương mại, dịch vụ theo quy hoạch được duyệt, có quy định tương đương các căn biệt thự. Căn nhà sẽ được cấp quyền sử dụng đất ổn định và lâu dài theo luật đất đai quy định. Đây là điểm khác biệt lớn nhất so với các căn shophouse chân đế ở trên.
Ưu điểm của Shophouse
– Ưu điểm lớn nhất của shophouse là tích hợp được 2 chức năng: vừa để ở, vừa để kinh doanh. Hầu hết các căn shophouse đều có thiết kế đẹp, đáp ứng được nhu cầu ở, kinh doanh hoặc cho thuê kinh doanh.
– Shophouse luôn có vị trí đắc địa, chính bởi mục đích của shophouse là vừa kinh doanh, vừa ở nên chủ đầu tư luôn ưu tiên cho shophouse vị trí đẹp. Tại đây có giao thông thuận tiện, mặt đường đông đúc.
– Tính thanh khoản cao: Theo một thống kê gần đây thì số lượng nhà phố thương mại chỉ chiếm khoảng 2-3% trên tổng số lượng căn hộ, đối với các dự án lớn hơn như khu đô thị thì số lượng shophouse chiếm khoảng 5%. Cũng chính nhờ số lượng hạn chế nên shophouse có tính thanh khoản cao. Các nhà đầu tư dễ dàng mua đi bán lại hoặc đầu tư cho thuê kinh doanh.
Nhược điểm của Shophouse
– Giá thành cao bởi có vị trí đắc địa nhất và số lượng bởi số lượng ít ỏi.
– Phụ thuộc vào cộng đồng dân cư sinh sống, du khách từ bên ngoài.
– Thời gian sở hữu ngắn. Thường thì một căn shophouse sẽ được cấp sổ đỏ. Tuy vậy, hiện nay sổ đỏ bị giới hạn trong vòng 50, 70 năm theo chính sách của từng địa phương cấp phép kinh doanh.
Đầu tư shophouse có phải là xu hướng tương lai
Đầu tư shophouse hiện đang là một trong những kênh đầu tư bất động sản sinh lời hấp dẫn với vị trí đắc địa, tính thanh khoản cao. Shophouse đã nhanh chóng tạo nên cơn sốt, cơn sóng đầu tư mạnh mẽ do có thiết kế thông minh, đa tính năng, vừa có thể kinh doanh vừa có thể để ở và cũng có thể cho thuê sinh lời.
Vị trí đắc địa: Hầu hết những căn Shophouse hiện nay đều nằm ở những vị trí cực đẹp như ở mặt tiền đường lớn của khu đô thị hay Shophouse nằm ở dưới tầng khối đế của chung cư hoặc những toà căn hộ cao cấp. Và đầu năm 2021 lại xuất hiện những căn Shophouse nằm trong khu nghỉ dưỡng sinh thái như là Hội An d’Or, Casamia ở phố cổ Hội An. Chính vì sự đa dạng về loại hình đầu tư Shophouse, khiến những nhà đầu tư sẵn sàng chi mạnh để đầu tư vào loại hình này.
Số lượng giới hạn: Do có vị trí đẹp, số lượng shophouse chỉ chiếm từ 2-3% trên tổng số lượng căn hộ, các dự án lớn hơn như khu đô thị thì có thể lên tới 5%. Mặt khác, shophouse phục vụ chính cư dân bên trong những khu đô thị, chung cư hoặc căn hộ cao cấp, hoặc toàn bộ hệ sinh thái bao quanh shophouse nên số lượng căn Shophouse theo đó cũng không nhiều.
Thanh khoản tốt: Một trong các yếu tố hấp dẫn nữa của shophouse đó chính là tính thanh khoản cao, do các yếu tố như vị trí, số lượng giới hạn cùng với thiết kế đẹp mắt, các nhà đầu tư có thể yên tâm về tính thanh khoản bởi có thể dễ dàng mua bán, cho thuê.
Kinh nghiệm đầu tư shophouse thu lời hiệu quả
Nắm bắt một vài kinh nghiệm đầu tư shophouse sẽ giúp quá trình kinh doanh của chủ sở hữu thuận lợi hơn, đồng thời tối ưu hóa được doanh thu, lợi nhuận hàng tháng trong việc đầu tư shophouse. Sau đây là 4 kinh nghiệm đầu tư shophouse cơ bản:
Phân tích tính thanh khoản
Tiêu chí tối quan trọng quyết định giá trị của các căn shophouse nằm ở vị trí, vì vậy, tính thanh khoản của loại hình này là yếu tố đầu tiên cần được quan tâm. Theo đó, một căn shophouse tọa lạc tại mặt tiền đẹp, gần các trục đường lớn, giao thông thuận tiện, mật độ cư dân đông đúc chắc chắn sẽ có tính thanh khoản cao hơn những căn nằm ở vị trí khó tiếp cận.
Đối với những dư án shophouse nằm trong khu du lịch, nghỉ dưỡng thì cũng cần xem xét đến tiềm năng và sự phát triển của dự án nghỉ dưỡng đó.
Đánh giá tiềm năng kinh doanh
Ngoài yếu tố vị trí đắc địa, nhà đầu tư cũng nên chú trọng vào tiềm năng kinh doanh, thể hiện qua cách lựa chọn loại hình, sản phẩm dịch vụ sao cho phù hợp với nhu cầu của cư dân dự án, du khách từ bên ngoài và người dân sinh sống tại khu vực xung quanh, đồng thời đảm bảo tính cạnh tranh cao.
Cụ thể, khách hàng có thể dựa vào mật độ dân cư để quyết định quy mô của mô hình kinh doanh hay dựa vào tiêu chuẩn dự án (cao cấp/ trung bình…) để xác định phân khúc thị trường mục tiêu, từ đó đưa ra sản phẩm, dịch vụ phù hợp.
Cân nhắc các mặt hạn chế
Trong bất kỳ mô hình đầu tư nào, trước khi quyết định đầu tư, song song với những lợi ích có thể thu về, giới đầu tư cũng nên cân nhắc những điểm hạn chế. Cụ thể, với loại hình shophouse, khách hàng cần lưu ý một số điểm như sau:
- Vốn đầu tư lớn: các căn shophouse thường có mức giá cao hơn so với các căn hộ thông thường ít nhất khoảng 20%. Do đó, khách hàng cần có những tính toán cẩn thận về khả năng sinh lời để chắc chắn số tiền mình bỏ ra là hợp lý, xứng đáng.
- Thời gian sử dụng đất có hạn: rào cản lớn phải kể đến của mô hình shophouse chính là thời hạn sử dụng thường chỉ kéo dài 50 năm. Tuy nhiên, sau thời hạn 50 năm, chủ sở hữu hoàn toàn có thể yêu cầu chủ đầu tư phối hợp gửi đơn gia hạn quyền sử dụng đất lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Tiến độ bàn giao: đối với những căn shophouse được dùng để kinh doanh, thời gian chính là vàng, là bạc bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch sinh lời và cơ hội mua bán. Do đó, trước khi đầu tư, khách hàng cần tìm hiểu kỹ về tiến độ thi công cũng như thời gian bàn giao của loại hình này.
Tìm hiểu kỹ lưỡng giấy tờ, thủ tục pháp lý
Không chỉ riêng với kinh nghiệm đầu tư shophouse, việc tìm hiểu về thủ tục pháp lý là bước quan trọng không thể thiếu trong tất cả các giao dịch mua bán bất động sản. Với mô hình nhà phố thương mại, khách hàng cần lưu ý một số giấy tờ, thông tin sau:
- Hợp đồng mua bán shophouse.
- Cam kết thời gian bàn giao.
- Quy định gia hạn căn hộ Shophouse
- Quy định về điều khoản điều kiện và mặt hàng dịch vụ được phép kinh doanh.
- Điều kiện bàn giao (vật liệu, nội ngoại thất,…)
- Thỏa thuận giá quản lý vận hành, phí dịch vụ, điện nước,…
Hi vọng qua bài viết trên, Quý nhà đầu tư đã trang bị cho mình những thông tin hữu ích, cũng như có cái nhìn về việc đầu tư shophouse để có thể đưa ra những quyết định phù hợp và thông minh nhất.